1 Cô-rinh-tô 1 – VCB & CARST

Vietnamese Contemporary Bible

1 Cô-rinh-tô 1:1-31

Lời Chào Thăm của Phao-lô

1Đây là thư của Phao-lô, người được Đức Chúa Trời chọn làm sứ đồ của Chúa Cứu Thế Giê-xu, và của Sốt-then, anh em trong Chúa. 2Kính gửi Hội Thánh của Đức Chúa Trời tại Cô-rinh-tô, những người được chọn làm dân Chúa và được thánh hóa nhờ liên hiệp với Chúa Cứu Thế Giê-xu, cùng tất cả những người ở khắp nơi đang cầu khẩn Danh Chúa chúng ta là Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa của họ và của chúng ta.

3Cầu xin Đức Chúa Trời, Cha chúng ta và Chúa Cứu Thế Giê-xu ban cho anh chị em ơn phước và bình an.

Phao-lô Cảm Tạ Đức Chúa Trời

4Tôi luôn cảm tạ Đức Chúa Trời vì những ơn lành anh chị em được hưởng từ khi thuộc về Chúa Cứu Thế Giê-xu. 5Chúa đã ban ân tứ dồi dào cho anh chị em từ lời nói đến sự hiểu biết chân lý, 6đến nỗi kinh nghiệm bản thân của anh chị em đã xác nhận những lời tôi giảng về Chúa Cứu Thế là chân thật. 7Anh chị em được hưởng đầy đủ ân tứ của Chúa để làm theo ý Ngài trong khi chờ đợi Chúa chúng ta là Chúa Cứu Thế Giê-xu trở lại. 8Chúa sẽ giữ vững anh chị em đến cuối cùng, làm cho anh chị em thành người trọn vẹn không bị khiển trách trong ngày Chúa Cứu Thế Giê-xu của chúng ta trở lại. 9Chắc chắn Đức Chúa Trời sẽ thực hiện điều đó, vì Ngài là Đấng thành tín. Ngài đã mời gọi anh chị em đến kết bạn với Con Ngài là Chúa Cứu Thế Giê-xu, Chúa chúng ta.

Sự Chia Rẽ trong Hội Thánh

10Thưa anh chị em, nhân danh Chúa chúng ta là Chúa Cứu Thế Giê-xu, tôi khuyên anh chị em hãy đồng tâm nhất trí. Đừng chia rẽ, nhưng phải hợp nhất, cùng một tâm trí, một ý hướng. 11Tôi vừa nghe người nhà Cơ-lô-ê cho biết anh chị em tranh chấp nhau, mỗi người một ý. 12Người này nói: “Tôi theo Phao-lô.” Người kia nói: “Tôi theo A-bô-lô,” người khác nói: “Tôi theo Phi-e-rơ,” có người lại bảo: “Tôi theo Chúa Cứu Thế.”

13Chúa Cứu Thế đã bị chia ra từng mảnh sao? Phao-lô đã chịu đóng đinh trên cây thập tự vì anh chị em sao? Hay anh chị em nhân danh Phao-lô chịu báp-tem sao? 14Tôi tạ ơn Chúa vì trừ Cơ-rít-bu và Gai-út, tôi không làm báp-tem cho ai trong anh chị em. 15Như thế, không ai có thể nói anh chị em nhân danh tôi mà chịu báp-tem. 16Tôi cũng làm báp-tem cho gia đình Sê-pha-na, ngoài ra tôi không làm báp-tem cho ai nữa. 17Vì Chúa Cứu Thế đã sai tôi đi truyền giảng Phúc Âm, chứ không phải đi làm báp-tem. Khi giảng Phúc Âm, tôi không dùng tài diễn thuyết triết học; nếu ỷ lại tri thức tài năng là chưa biết hiệu năng của Đấng hy sinh trên cây thập tự.

Sự Khôn Ngoan của Đức Chúa Trời

18Đối với người vô tín, Đạo thập tự giá chỉ là khờ dại, nhưng đối với chúng ta là người được cứu rỗi thì đó là quyền năng Đức Chúa Trời. 19Thánh Kinh viết:

“Ta sẽ tiêu diệt óc khôn ngoan của người khôn ngoan,

và loại bỏ trí sáng suốt của người sáng suốt.”1:19 Ysai 29:14

20Nhà triết học ở đâu? Nhà văn hào ở đâu? Nhà hùng biện, thuyết khách lừng danh một thời ở đâu? Đức Chúa Trời đã chẳng khiến sự khôn ngoan của thế gian trở thành khờ dại sao? 21Vì thế gian chỉ cậy khôn ngoan riêng của mình, không nhờ khôn ngoan của Đức Chúa Trời để nhận biết Ngài nên Đức Chúa Trời vui lòng dùng lối truyền giảng có vẻ khờ dại của chúng ta để cứu rỗi những người tin nhận. 22Trong khi người Do Thái đòi hỏi phép lạ và người Hy Lạp tìm triết lý, 23chúng ta luôn luôn truyền giảng Chúa Cứu Thế chịu đóng đinh trên cậy thập tự. Điều này người Do Thái cho là sỉ nhục trong khi các dân tộc khác coi như khờ dại.

24Nhưng đối với người Do Thái hay Hy Lạp nào tiếp nhận Phúc Âm, Chúa Cứu Thế là hiện thân của quyền năng và khôn ngoan của Đức Chúa Trời. 25Vì những điều có vẻ khờ dại của Chúa còn khôn ngoan hơn sự khôn ngoan nhất của loài người, và những điều có vẻ yếu đuối của Chúa còn mạnh mẽ hơn điều mạnh mẽ nhất của loài người.

26Thưa anh chị em là người được Chúa kêu gọi, trong anh chị em không có nhiều người thông thái, chức trọng quyền cao hay danh gia vọng tộc, 27nhưng Đức Chúa Trời đã lựa chọn người bị coi như khờ dại để làm cho người khôn ngoan hổ thẹn. Đức Chúa Trời đã lựa chọn người yếu ớt để làm cho người mạnh mẽ phải hổ thẹn. 28Đức Chúa Trời đã chọn những người bị thế gian khinh bỉ, coi là hèn mọn, không đáng kể, để san bằng mọi giá trị trong thế gian. 29Vậy, không một người nào còn dám khoe khoang điều gì trước mặt Chúa.

30Nhờ Đức Chúa Trời, anh chị em được sống trong Chúa Cứu Thế Giê-xu, là hiện thân sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, là nguồn công chính, thánh thiện, và cứu chuộc của chúng ta. 31Như lời Thánh Kinh đã viết: “Ai khoe khoang, hãy khoe khoang những việc Chúa Hằng Hữu làm cho mình.”1:31 Giê 9:24

Священное Писание (Восточный перевод), версия для Таджикистана

1 Коринфянам 1:1-31

Приветствия

1От Павлуса, призванного быть посланником Исо Масеха1:1 Масех (переводится как «Помазанник») – праведный Царь и Освободитель, Спаситель, обещанный Всевышним ещё в Тавроте, Забуре и Книге Пророков. по воле Всевышнего, и от брата Сосфена1:1 Сосфен – см. Деян. 18:17..

2Коринфской общине верующих, принадлежащей Всевышнему, – освящённым в единении с Исо Масехом, призванным быть Его святым народом, а также всем, кто в самых различных местах призывает имя нашего Повелителя Исо Масеха – Повелителя их и нашего.

3Благодать и мир вам1:3 Мир вам – на еврейском языке это выражение звучит как «шалом алейхем» и является родственным арабскому приветствию «ассаламу алейкум». от Всевышнего, нашего Небесного Отца, и от Повелителя Исо Масеха.

Благодарность

4Я всегда благодарю моего Бога за вас, за те дары благодати, которые вы получили от Него через Исо Масеха, 5потому что благодаря Ему вы были обогащены во всём: и во всяком слове, и во всяком познании1:5 См. 12:8; 2 Кор. 8:7., 6так как наше свидетельство о Масехе прочно утвердилось в вас. 7Поэтому у вас нет недостатка ни в каком духовном даре, пока вы ждёте явления нашего Повелителя Исо Масеха. 8Он утвердит вас в истине до конца, чтобы в день возвращения нашего Вечного Повелителя Исо Масеха вам оказаться непорочными. 9Верен Всевышний, призвавший вас быть в общении с Его (вечным) Сыном1:9 То, что Исо назван Сыном Всевышнего, не означает, что у Всевышнего есть сын, который был зачат обычным путём. В древности у иудеев титул «сын Всевышнего» применялся к царям Исроила (см. 2 Цар. 7:14; Заб. 2:6-7), но также указывал на ожидаемого Масеха, Спасителя и праведного Царя от Всевышнего, т. е. Исо (см. Ин. 1:49; 11:27; 20:31). В Инджиле через этот термин постепенно раскрывается идея вечных взаимоотношений Всевышнего и Масеха, указывающая на сходство характеров и единство природы Этих Личностей, на понятном нам примере – близких взаимоотношениях отца и сына (см. 1 Ин. 2:23). Исо Масехом, нашим Повелителем!

Разделения в общине верующих

10Во имя нашего Повелителя Исо Масеха я умоляю вас, братья, быть в согласии друг с другом! Пусть между вами не будет разделений, но будьте едины в мыслях и в целях. 11Братья мои, от домашних Хлои я узнал о ваших спорах. 12Я имею в виду, что одни из вас говорят: «Я – сторонник Павлуса», другие: «Я – Аполлоса»1:12 Аполлос – см. Деян. 18:24-28; Тит 3:13., третьи: «Я – Кифы»1:12 Кифа – т. е. Петрус, посланник Масеха (см. Ин. 1:42). Оба имени, Кифа (арам.) и Петрус (греч.), переводятся как «камень», «скала»., четвёртые: «А я – сторонник Масеха». 13Неужели Масех разделился? Или, может, это Павлус был распят за вас? Или вы прошли обряд погружения в воду1:13 Или: «обряд омовения»; также в ст. 16 и 17. Смысл обряда заключается в том, что человек оставляет путь греха и встаёт на путь служения Всевышнему, войдя в общину последователей Исо Масеха. в знак единения с Павлусом?1:13 Букв.: «во имя Павлуса». Нет! 14Хвала Всевышнему, я ни над кем из вас не совершил этот обряд, кроме Криспа1:14 Крисп – см. Деян. 18:8. и Гая1:14 Гай – см. Рим. 16:23., 15так что никто из вас не может сказать, что он прошёл этот обряд в знак единения со мной1:15 Букв.: «во имя моё».. 16Да, ещё я совершил обряд погружения в воду и над Стефаном1:16 Стефан – см. 16:15, 17. и домашними его, а больше не помню, чтобы я ещё над кем-либо совершил этот обряд. 17Ведь Масех послал меня не проводить обряд погружения в воду, а возвещать Радостную Весть, и возвещать её следовало не по человеческой мудрости, иначе искупительная смерть Масеха на кресте потеряла бы своё значение.

Мудрость мира – безумие пред Всевышним

18Те, кто идёт к погибели, считают, что весть об искупительной смерти Масеха на кресте – это безумие, но для нас, спасаемых, – это сила Всевышнего. 19Ведь написано:

«Я погублю мудрость мудрецов,

и разум разумных Я отвергну»1:19 Ис. 29:14..

20Где мудрец? Где учитель Таврота? Где искусный спорщик этого века? Разве Всевышний не показал, что вся мудрость этого мира на самом деле глупость? 21И так как по великой мудрости Всевышнего этот мир, несмотря на всю его мудрость, так и не смог познать Его, то Всевышнему было угодно спасти1:21 Спасти – от пламени ада (см. Иуда 1:23), от гнева Всевышнего и Его судов (см. Рим. 5:9), от суетной жизни (см. 1 Пет. 1:18), от греха (см. Мат. 1:21) и от дьявола (см. 2 Тим. 2:26). тех, кто поверит через «безумие» возвещаемой Вести. 22Иудеи требуют знамений, греки ищут мудрости, 23а мы возвещаем распятого Масеха – для иудеев это камень преткновения, а для других народов – безумие. 24Для тех же, кого Всевышний призвал, будь то иудей или грек, Масех – это сила и мудрость Всевышнего! 25Ведь то, что кажется глупостью Всевышнего, – куда мудрее человеческой мудрости, и что кажется слабостью Всевышнего – куда сильнее человеческой силы.

26Взгляните, братья, на то, какими вы были, когда вас призвал Всевышний. Много ли среди вас было мудрых, если судить по-человечески, много ли среди вас было могущественных, много ли знатных? 27Но Всевышний избрал то, что в мире считается глупым, чтобы посрамить мудрых, и то, что в мире считается слабым, чтобы посрамить сильное. 28Он избрал низкое и презренное, то, что в мире не имеет никакой цены, чтобы сделать ничем то, что считается важным, 29так что теперь никто не может хвалиться перед Ним. 30Благодаря Ему вы находитесь в единении с Исо Масехом, Который стал для нас мудростью Всевышнего, нашей праведностью, святостью и искуплением. 31Поэтому, как написано: «Тот, кто хвалится, пусть хвалится Вечным Повелителем»1:31 Иер. 9:24..