Leviticul 27 – NTLR & VCB

Nouă Traducere În Limba Română

Leviticul 27:1-34

Răscumpărarea lucrurilor închinate

1Domnul i‑a vorbit lui Moise, zicând: 2„Vorbește‑le fiilor lui Israel și spune‑le: «Când un om va închina Domnului anumite persoane printr‑un jurământ deosebit, să o facă după evaluarea ta. 3Evaluarea ta pentru un bărbat de la douăzeci până la șaizeci de ani, să fie o evaluare de cincizeci de șecheli de argint, după șechelul Lăcașului3, 16 Vezi nota de la 5:15; aproximativ 0,5 kg.. 4Dacă este o femeie, evaluarea ta să fie de treizeci de șecheli4 Aproximativ 0,3 kg.. 5Dacă are între cinci și douăzeci de ani, evaluarea ta să fie de douăzeci de șecheli pentru un băiat și de zece șecheli5 Aproximativ 0,2 kg pentru băiat și 0,1 kg pentru fată. pentru o fată. 6Dacă are între o lună și cinci ani, evaluarea ta să fie de cinci șecheli de argint pentru un băiat și de trei șecheli de argint6 Aproximativ 50 gr pentru băiat și 30 gr pentru fetiță. pentru o fetiță. 7Dacă omul are șaizeci de ani sau mai mult, atunci evaluarea ta pentru un bărbat să fie de cincisprezece șecheli, iar pentru o femeie să fie de zece șecheli7 Aproximativ 150 gr pentru bărbat și 100 gr pentru femeie.. 8Dacă este prea sărac ca să poată plăti evaluarea ta, să‑l înfățișeze înaintea preotului, și preotul să‑i facă o altă evaluare. Preotul să facă o evaluare potrivit cu mijloacele pe care le are cel ce a făcut jurământul.

9Dacă este vorba de un animal care poate fi adus Domnului ca ofrandă, tot ceea ce va fi oferit din el Domnului va fi considerat sfânt. 10Nu va avea voie să înlocuiască animalul și nici să schimbe unul bun pe altul rău sau unul rău pe altul bun. Dacă un animal este înlocuit cu un altul, atunci și unul, și celălalt vor fi considerați sfinți. 11Dacă este vorba de un animal necurat, care nu poate fi adus Domnului ca ofrandă, animalul să fie adus înaintea preotului. 12Preotul să‑l evalueze ca să vadă dacă este bun sau rău, iar acesta va rămâne la evaluarea făcută de preot. 13Dacă vrea să‑l răscumpere, să mai adauge o cincime la evaluarea lui.

14Dacă un om Îi va închina14 Lit.: va sfinți. Verbul poate avea sensul de a pune pe cineva/ceva într‑o stare specială (fizic sau spiritual), a consacra, a pune deoparte pentru Dumnezeu (uneori printr‑un ritual de ungere cu ulei sau sânge, spălare și/sau rugăciune ori declarație publică). Domnului locuința sa, preotul s‑o evalueze ca să vadă dacă este bună sau rea, iar aceasta va rămâne la evaluarea făcută de preot. 15Dacă cel care și‑a închinat locuința vrea s‑o răscumpere, să adauge o cincime la evaluarea ei și va fi a lui.

16Dacă un om Îi va închina Domnului o parcelă de pământ din moșia lui, evaluarea ei să fie făcută ținând cont de sămânța necesară cultivării ei: cincizeci de șecheli de argint la un homer16 Aproximativ 0,5 kg la aproximativ 220 l. de sămânță de orz. 17Dacă va închina ogorul în Anul de veselie17 Vezi nota de la 25:10., acesta să rămână la evaluarea ta, 18dar dacă va închina ogorul după Anul de veselie, atunci preotul să‑i calculeze prețul în funcție de anii care mai rămân până la următorul an de veselie, după care să‑l scadă din evaluarea ta. 19Dacă cel care închină ogorul, va dori vreodată să‑l răscumpere, atunci să adauge o cincime la prețul evaluării tale, și ogorul va fi al lui. 20Dar dacă nu va dori să‑și răscumpere ogorul sau dacă îl va vinde altui om, atunci nu va mai putea fi răscumpărat. 21În Anul de veselie, când ogorul va fi restituit, va fi închinat Domnului, ca un ogor oferit Lui pe deplin21, 28-29 Sau: ca un ogor consacrat. Termenul ebraic haram/herem se referă la un lucru, un animal sau o persoană care erau închinate irevocabil Domnului, fie ca dar, fie cu scopul nimicirii. Ceea ce era herem îi aparținea de acum Domnului, fiind interzis uzului profan., și va fi proprietatea preotului.

22Dacă cineva închină Domnului un ogor pe care l‑a cumpărat, care nu este parte din moșia lui, 23preotul să calculeze cât trebuie să fie prețul până la Anul de veselie, iar el să plătească în aceeași zi conform evaluării tale, evaluare stabilită pentru un lucru închinat Domnului. 24În Anul de veselie ogorul acela să fie dat înapoi celui de la care fusese cumpărat, din moșia căruia făcea parte. 25Toate evaluările să fie făcute după șechelul Lăcașului, care are douăzeci de ghere25 Vezi nota de la 5:15..

26Însă nimeni nu va putea închina întâiul născut al animalelor, care este deja al Domnului ca întâi născut. Fie bou26 Putea fi atât mascul, cât și femelă., fie oaie, este al Domnului. 27Însă dacă este un animal necurat, atunci să‑l răscumpere după evaluarea ta și să adauge o cincime la ea. Dacă nu va fi răscumpărat, să fie vândut după evaluarea ta.

28Orice lucru oferit, pe care un om îl oferă pe deplin Domnului din tot ce este al lui, fie om, fie animal, fie vreun ogor din moșia lui, nu va putea fi vândut sau răscumpărat. Orice lucru oferit astfel va fi preasfânt pentru Domnul.

29Orice persoană oferită Domnului, care a fost oferită pe deplin dintre oameni, nu va putea fi răscumpărată. Va trebui să fie omorâtă.

30Toate zeciuielile din pământ, fie din sămânța pământului, fie din rodul pomilor, sunt ale Domnului. Ele sunt închinate Domnului. 31Dacă un om va dori să răscumpere ceva din zeciuiala sa, să mai adauge o cincime la ea. 32Toate zeciuielile din cirezi sau din turme, tot ce va trece pe sub toiagul păstorului să fie închinat Domnului. 33Să nu se cerceteze dacă animalul este bun sau rău și nici să nu se înlocuiască. Dacă‑l va înlocui cineva, atunci ambele animale vor fi sfinte, atât animalul înlocuit, cât și celălalt și nu vor putea fi răscumpărate.»“

34Acestea sunt poruncile pe care Domnul i le‑a dat lui Moise pe muntele Sinai, pentru fiii lui Israel.

Vietnamese Contemporary Bible

Lê-vi Ký 27:1-34

Sự Chuộc về Lễ Vật Hiến Dâng Lên Chúa Hằng Hữu

1Chúa Hằng Hữu phán bảo Môi-se: 2“Hãy nói với người Ít-ra-ên: Nếu một người có lời thề nguyện đặc biệt, hiến mình lên Chúa Hằng Hữu, thì người ấy sẽ trả số tiền quy định sau đây: 3Đàn ông từ hai mươi đến sáu mươi tuổi, 570 gam27:3 Nt siếc-lơ bạc, theo cân nơi thánh; 4phụ nữ, 342 gam bạc. 5Thanh thiếu niên từ năm đến hai mươi tuổi, 228 gam bạc; thiếu nữ trong hạn tuổi này, 114 gam bạc. 6Các em trai từ một tháng cho đến năm tuổi, 57 gam bạc; các em gái trong hạn tuổi này, 34 gam bạc; 7bậc lão thành nam giới trên sáu mươi tuổi, 171 gam bạc; bậc lão thành nữ giới trên sáu mươi, 114 gam bạc. 8Nếu có người nghèo quá, không theo nổi số quy định trên, thì người ấy sẽ được đưa đến gặp thầy tế lễ, và thầy tế lễ sẽ ấn định số tiền phải trả tùy theo khả năng của người này.

9Nếu một người thề nguyện hiến dâng một con vật nào lên Chúa Hằng Hữu, thì sinh lễ ấy sẽ là thánh. 10Người ấy không cần thay thế, cũng không được trao đổi con vật hứa dâng, dù đổi con tốt ra con xấu hay con xấu ra con tốt cũng vậy. Nếu đổi được như thế, cả hai con đều thuộc về Chúa. 11Trường hợp một người hứa dâng một con vật thuộc loại không sạch (không được phép dâng lên Chúa Hằng Hữu), người ấy sẽ đem con vật đến cho thầy tế lễ định giá, 12và sẽ trả theo giá thầy tế lễ đã định. 13Trường hợp một người muốn chuộc lại con vật đã hứa dâng, người ấy phải trả thêm một phần năm giá trị con vật.

14Nếu một người muốn dâng ngôi nhà của mình lên Chúa Hằng Hữu, thầy tế lễ sẽ tùy theo nhà xấu tốt mà định giá. Giá ấy được giữ cố định. 15Về sau, nếu người dâng muốn chuộc nhà lại, phải trả thêm một phần năm giá đã định.

16Nếu một người muốn dâng một phần đất của mình lên Chúa Hằng Hữu, sự định giá đất sẽ tùy theo lượng hạt giống người ta có thể gieo trên đất ấy. Một miếng đất gieo hết mười giạ hạt giống lúa mạch, được định giá 570 gam27:16 Nt siếc-lơ bạc. 17Nếu đất được dâng từ Năm Hân Hỉ, giá trị đất sẽ bằng giá quy định. 18Nhưng nếu dâng sau Năm Hân Hỉ, thầy tế lễ sẽ tính giá tùy theo số năm còn lại cho đến Năm Hân Hỉ; vậy giá trị đất này sẽ nhỏ hơn giá quy định. 19Nếu một người muốn chuộc lại đất vừa dâng, người ấy phải trả thêm một phần năm giá trị của đất. 20Trường hợp người dâng không muốn chuộc đất hoặc đã bán đất cho người khác,27:20 Việc bán này xảy ra trước khi dâng, lúc dâng người ấy chỉ dâng quyền sở hữu tương lai, vào Năm Hân Hỉ tới đất sẽ không trở về với người ấy nữa. 21Đến Năm Hân Hỉ, khi đất được hoàn lại nguyên chủ, phần đất này sẽ thuộc về Chúa Hằng Hữu, vì đã hiến dâng cho Ngài làm đất thánh, và sẽ được chia cho các thầy tế lễ.

22Nếu một người muốn dâng lên Chúa Hằng Hữu một miếng đất người ấy đã mua chứ không phải đất thừa hưởng của gia đình, 23thầy tế lễ sẽ tính giá đất ấy cho đến Năm Hân Hỉ, và nội ngày ấy, người dâng phải đem số tiền bằng giá đất vừa chiết tính đến dâng lên Chúa Hằng Hữu. 24Đến Năm hân Hỉ, đất này sẽ thuộc về nguyên chủ tức là người bán. 25(Việc định giá phải theo tiêu chuẩn tiền tệ và cân nơi thánh.)27:25 Nt thêm “một đồng siếc-lơ bằng 20 ghê-ra”

26Không ai được hiến dâng lên Chúa Hằng Hữu các con đầu lòng của súc vật mình, dù là bò hay chiên, vì các con đầu lòng vốn thuộc về Chúa Hằng Hữu. 27Nhưng nếu con vật đem dâng thuộc loại không sạch (không được phép dâng lên Chúa Hằng Hữu), thầy tế lễ sẽ định giá con vật, và người dâng phải trả thêm một phần năm giá trị con vật ấy. Nếu người dâng không chuộc theo lối trả tiền này, thì phải đem bán con vật theo giá đã định.

28Ngoài ra, những vật khác đã được hiến dâng lên Chúa Hằng Hữu rồi, dù là người, thú vật, hay đất đai của gia đình, thì không được đem bán hay cho chuộc, vì các lễ vật ấy đã trở nên rất thánh đối với Chúa Hằng Hữu. 29Không ai được hiến dâng, hoặc chuộc lại một người can tội tử hình.

30Tất cả một phần mười thổ sản, dù là ngũ cốc hay hoa quả, đều thuộc về Chúa Hằng Hữu, và là vật thánh. 31Nếu ai muốn chuộc phần ngũ cốc hay hoa quả này, phải trả thêm một phần năm giá trị của nó. 32Đối với thú vật, dù là bò hay chiên, cứ dùng gậy mà đếm, mỗi con thứ mười đều thuộc về Chúa Hằng Hữu. 33Không ai được xét xem các con thứ mười xấu hay tốt, cũng không được đổi các con ấy. Nếu đổi, cả con đổi lẫn con bị đổi đều xem như thánh và thuộc về Chúa Hằng Hữu. Cũng không ai được chuộc các thú vật này.”

34Trên đây là các mệnh lệnh Chúa Hằng Hữu ban bố cho Môi-se tại Núi Si-nai để truyền lại cho người Ít-ra-ên.