Faptele Apostolilor 23 – NTLR & VCB

Nouă Traducere În Limba Română

Faptele Apostolilor 23:1-35

1Pavel s‑a uitat țintă la cei din Sinedriu și le‑a zis:

– Bărbați, fraților, eu mi‑am trăit viața cu o conștiință curată înaintea lui Dumnezeu până în ziua aceasta.

2Marele preot Ananias2 Mare preot între anii 47–59 d.Cr. le‑a poruncit atunci celor ce stăteau lângă el să‑l lovească peste gură.

3Atunci Pavel i‑a zis:

– Te va bate Dumnezeu, perete văruit3 Sau: ipocritule. Ananias este ucis de către zeloți în urma declanșării războiului împotriva romanilor (66–70 d.Cr.); vezi Flavius Josephus, Istoria, 4.5.2.! Tu șezi ca să mă judeci după Lege și poruncești să mă lovească, încălcând astfel Legea?!

4Cei care stăteau lângă el i‑au zis:

– Îl insulți pe marele preot al lui Dumnezeu?

5Pavel le‑a răspuns:

– N‑am știut, fraților, că este marele preot. Căci este scris: „Să nu‑l vorbești de rău pe conducătorul poporului tău.“5 Vezi Ex. 22:28.

6Pavel, știind că o parte dintre ei erau saduchei, iar cealaltă parte erau farisei, a strigat în Sinedriu:

– Bărbați, fraților, eu sunt fariseu, fiu de fariseu și din cauza speranței în învierea morților sunt judecat eu!

7Când a spus aceasta, s‑a stârnit o neînțelegere între farisei și saduchei, și adunarea s‑a dezbinat. 8Căci saducheii zic că nu există nici înviere, nici înger, nici duh, pe când fariseii le recunosc pe toate. 9S‑a făcut mult vacarm, iar câțiva cărturari din partida fariseilor s‑au ridicat și au început să se certe, zicând: „Nu găsim nimic rău la omul acesta! Dacă i‑a vorbit un duh sau un înger?!“ 10Fiindcă neînțelegerea a devenit atât de mare, tribunului i‑a fost teamă ca nu cumva Pavel să fie rupt în bucăți de ei, așa că le‑a poruncit soldaților să se coboare să‑l smulgă din mijlocul lor și să‑l ducă în fort.

11În noaptea următoare, Domnul a stat lângă Pavel și i‑a zis: „Fii curajos! Căci așa cum ai depus mărturie despre Mine în Ierusalim, tot așa trebuie să mărturisești și în Roma!“

Complot pentru uciderea lui Pavel

12Când s‑a făcut ziuă, iudeii au pus la cale un complot și s‑au legat cu blestem, zicând că nu vor mânca și nici nu vor bea până când nu‑l vor omorî pe Pavel. 13Cei ce au pus la cale acest complot erau mai mult de patruzeci de oameni. 14Ei s‑au apropiat de conducătorii preoților și de bătrâni și le‑au zis: „Ne‑am legat cu blestem14 Gr.: anathema, un termen tehnic care, în perioada și cultura respectivă, avea cu preponderență o semnificație negativă. Termenul apare și în LXX (de 15 ori) având semnificație pozitivă doar o singură dată (Lev. 27:28, a dedica). să nu gustăm nimic până când nu‑l omorâm pe Pavel. 15Acum deci, voi – împreună cu Sinedriul – trimiteți‑i vorbă tribunului să‑l aducă la voi ca și cum ar urma să cercetați mai amănunțit lucrurile privitoare la el. Și înainte să ajungă el, noi suntem gata să‑l omorâm.“

16Însă fiul surorii lui Pavel, auzind despre această cursă, s‑a dus, a intrat în fort și l‑a anunțat pe Pavel. 17Atunci Pavel l‑a chemat pe unul dintre centurioni și i‑a zis: „Condu‑l pe tânărul acesta la tribun, căci are ceva să‑l anunțe!“

18Atunci centurionul l‑a luat, l‑a dus la tribun și a zis:

– Prizonierul Pavel m‑a chemat și m‑a rugat să‑l aduc pe acest tânăr la tine, pentru că are ceva să‑ți spună.

19Tribunul l‑a apucat de mână, l‑a luat deoparte și l‑a întrebat:

– Ce ai să mă anunți?

20El i‑a zis:

– Iudeii s‑au înțeles să‑ți ceară mâine să‑l duci pe Pavel în Sinedriu, ca și cum urmează să‑l interogheze mai amănunțit. 21Dar tu să nu te lași convins. Căci mai mult de patruzeci dintre oamenii lor îl pândesc și s‑au legat cu blestem să nu mănânce și nici să nu bea, până când nu‑l vor omorî; iar acum sunt gata și așteaptă aprobare de la tine!

22Tribunul l‑a lăsat pe tânăr să plece, poruncindu‑i:

– Să nu spui nimănui că mi‑ai descoperit aceste lucruri!

Pavel este dus la Cezareea

23I‑a chemat apoi la el pe doi dintre centurioni și le‑a zis: „Pregătiți două sute de soldați, șaptezeci de călăreți și două sute de sulițași23 Termenul grecesc este unul militar, al cărui sens este nesigur. ca să meargă până în Cezareea23, 33 Cezareea era reședința procuratorului provinciei. Vezi nota de la 8:40. la ceasul al treilea din noapte23 Ora 21:00. 24și aduceți cai și pentru Pavel, ca să‑l puneți călare și să‑l duceți teafăr la guvernatorul Felix!“

25Tribunul a scris o scrisoare care avea următorul conținut:

26„Claudius Lisias,

Către preaalesul guvernator Felix26 Antonius Felix, libertul Antoniei (mama împăratului Claudiu). El a fost procurator al Iudeei între anii 52–59 d.Cr., fiind considerat un om deosebit de crud, capricios și corupt (Tacitus – în Istorii, 5.9.1 – îl descrie drept un om care a exercitat puterea regală într‑un fel tipic pentru un sclav).. Salutări!

27Omul acesta a fost prins de către iudei și era să fie omorât de ei; dar, când am aflat că este cetățean roman, am venit cu soldații și l‑am salvat. 28Dorind să aflu și motivul pentru care îl acuzau, l‑am dus în Sinedriul lor 29și am găsit că era acuzat pentru niște controverse referitoare la Legea lor, dar nu era nicio acuzație pentru care să merite moartea sau lanțurile. 30Mi s‑a dat însă de știre că există un complot împotriva acestui om, așa că l‑am trimis imediat la tine, poruncindu‑le și acuzatorilor lui să‑ți spună ce au împotriva lui. Fii sănătos!“

31Așadar, soldații, luându‑l pe Pavel, așa cum li se poruncise, l‑au dus în timpul nopții în Antipatris. 32În ziua următoare, soldații i‑au lăsat pe călăreți să meargă mai departe cu el, iar ei s‑au întors la fort. 33Când au ajuns în Cezareea, călăreții i‑au înmânat guvernatorului scrisoarea și l‑au înfățișat și pe Pavel înaintea lui. 34Guvernatorul a citit scrisoarea și l‑a întrebat din ce provincie este. Aflând că este din Cilicia, 35a zis: „Te voi audia când vor veni și acuzatorii tăi.“ Și a poruncit să fie ținut sub pază în palatul lui Irod35 Lit.: pretoriul lui Irod. Pretoriul era cartierul general al împăratului, la Roma sau în alte cetăți, și reședința guvernatorului, care era reprezentantul împăratului. În Cezareea, pretoriul se afla în palatul construit ca reședință de către Irod cel Mare (care a domnit între anii 37–4 î.Cr.)..

Vietnamese Contemporary Bible

Công Vụ Các Sứ Đồ 23:1-35

1Phao-lô nhìn vào Hội Đồng Quốc Gia, và trình bày: “Thưa các ông, tôi đã sống trước mặt Đức Chúa Trời với lương tâm hoàn toàn trong sạch cho đến ngày nay.”

2Thầy Thượng tế A-na-nia ra lệnh cho các thủ hạ vả vào miệng Phao-lô. 3Phao-lô nói: “Đức Chúa Trời sẽ đánh ông, bức tường quét vôi kia! Ông ngồi xét xử tôi theo luật mà còn ra lệnh đánh tôi trái luật sao?”

4Các người ấy quở Phao-lô: “Anh dám nặng lời với thầy Thượng tế sao?” 5Phao-lô đáp: “Thưa anh em, tôi không biết đó là thầy thượng tế! Vì Thánh Kinh chép: ‘Đừng xúc phạm các nhà lãnh đạo.’23:5 Xuất 22:28

6Nhận thấy thành viên Hội Đồng Quốc Gia gồm có phái Sa-đu-sê và phái Pha-ri-si, Phao-lô lớn tiếng xác nhận: “Thưa các ông, tôi thuộc phái Pha-ri-si, con của thầy Pha-ri-si. Sở dĩ tôi bị xét xử hôm nay vì tôi hy vọng sự sống lại của người chết!”

7Vừa nghe câu ấy, phái Pha-ri-si và phái Sa-đu-sê nổi lên chống nhau, và Hội Đồng chia làm hai phe. 8Vì phái Sa-đu-sê chủ trương không có sự sống lại, thiên sứ hay tà linh, còn phái Pha-ri-si nhìn nhận cả hai. 9Hội Đồng tranh luận rất sôi nổi. Các thầy dạy luật phái Pha-ri-si đứng dậy tuyên bố: “Chúng tôi nhận thấy ông này chẳng có lỗi lầm gì. Chúng ta đừng chống lại Đức Chúa Trời, vì biết đâu thần linh hoặc thiên sứ đã trực tiếp dạy ông?” 10Khi thấy cuộc xung đột càng trầm trọng, viên chỉ huy trưởng sợ Phao-lô bị giết, liền ra lệnh cho quân lính kéo ông ra khỏi đám đông, đem về đồn.

11Đêm sau, Chúa đến bên Phao-lô khích lệ: “Hãy vững lòng, Phao-lô! Con đã làm chứng cho Ta tại Giê-ru-sa-lem, con cũng sẽ rao giảng Tin Mừng tại La Mã.”

Âm Mưu Giết Phao-lô

12Đến sáng, một số người Do Thái thề sẽ tuyệt thực cho đến khi giết được Phao-lô. 13Có trên bốn mươi người tham gia kế hoạch đó. 14Họ đến báo với các thầy trưởng tế và các trưởng lão: “Chúng tôi đã tuyên thệ tuyệt thực cho đến khi giết được Phao-lô. 15Vậy, bây giờ xin quý Ngài và Hội Đồng Quốc Gia yêu cầu chỉ huy trưởng giải ông ấy xuống đây ngày mai, làm như quý ngài định xét hỏi nội vụ cho kỹ càng hơn. Còn chúng tôi chuẩn bị sẵn sàng để giết ông ấy trên đường đi.”

16Nhưng người cháu gọi Phao-lô bằng cậu, biết được âm mưu đó, liền vào đồn báo cho Phao-lô biết. 17Phao-lô gọi một viên quan La Mã yêu cầu: “Xin ngài đưa em này đến gặp chỉ huy trưởng! Em ấy có việc quan trọng cần báo.”

18Viên chức liền dẫn cậu đến với chỉ huy trưởng và nói: “Tù nhân Phao-lô yêu cầu tôi đưa cậu này lên ông, để báo một tin khẩn.”

19Chỉ huy trưởng nắm tay cậu dẫn riêng ra một nơi, hỏi: “Em cần báo việc gì?”

20Cậu thưa: “Người Do Thái đã đồng mưu xin ông ngày mai giải Phao-lô ra Hội Đồng Quốc Gia, làm ra vẻ muốn tra vấn tỉ mỉ hơn. 21Nhưng xin ngài đừng nghe họ, vì có trên bốn mươi người đang rình rập chờ phục kích Phao-lô. Họ đã thề nguyện tuyệt thực cho đến khi giết được Phao-lô. Bây giờ họ đã sẵn sàng, chỉ còn chờ ngài chấp thuận.”

22Chỉ huy trưởng cho thiếu niên ấy ra về, và căn dặn: “Đừng cho ai biết em đã mật báo cho tôi điều ấy!”

Phao-lô Bị Giải Đi Sê-sa-rê

23Rồi chỉ huy trưởng ra lệnh cho hai viên sĩ quan của ông: “Hãy huy động 200 bộ binh, 70 kỵ binh, và 200 lính cầm giáo, sẵn sàng hành quân đến Sê-sa-rê vào chín giờ đêm nay. 24Cũng chuẩn bị ngựa cho Phao-lô cỡi để giải ông ta lên Tổng trấn Phê-lít cho an toàn.” 25Rồi ông viết một bức thư cho tổng trấn:

26“Cơ-lốt Ly-si-a trân trọng kính gửi ngài Tổng trấn Phê-lít!

27Người này bị người Do Thái bắt giữ và sắp bị sát hại thì tôi đem quân đến giải thoát kịp, vì được tin đương sự là công dân La Mã. 28Tôi đã đưa đương sự ra trước Hội Đồng Quốc Gia Do Thái để tra xét tội trạng. 29Tôi nhận thấy đương sự bị tố cáo về những điều liên quan đến giáo luật Do Thái, chứ không phạm tội nào đáng xử tử hoặc giam giữ cả. 30Tôi vừa được tin người Do Thái âm mưu sát hại đương sự, liền cho giải lên ngài. Tôi cũng báo cho bên nguyên cáo phải lên quý tòa mà thưa kiện.”

31Binh sĩ tuân lệnh, đang đêm giải Phao-lô đến An-ti-ba-tri. 32Trời vừa sáng, bộ binh quay về đồn, kỵ binh tiếp tục đưa Phao-lô xuống Sê-sa-rê. 33Đến nơi, họ trình bức thư lên tổng trấn và giao nộp Phao-lô. 34Đọc thư xong, tổng trấn hỏi Phao-lô về quê quán của ông. Phao-lô đáp: “Si-li-si.”

35Tổng trấn bảo: “Ta sẽ xét xử nội vụ khi các nguyên cáo đến đây.” Rồi truyền lệnh giam Phao-lô trong hành dinh Hê-rốt.