Hebreus 7 – OL & VCB

O Livro

Hebreus 7:1-28

Melquisedeque, o sacerdote

(Gn 14.18-20)

1Este Melquisedeque era rei da cidade de Salém e também sacerdote do Deus altíssimo. Quando Abraão regressava vitorioso de uma grande batalha contra vários reis, Melquisedeque saiu-lhe ao encontro e abençoou-o. 2Então Abraão deu-lhe o dízimo de tudo o que trouxera. Melquisedeque significa rei de justiça; além disso é também rei de Salém, que significa rei de paz. 3Aparecendo sem que seja mencionado pai ou mãe, nem existindo nenhuma menção dos seus antepassados, ou indicação sobre o seu nascimento ou morte, a sua vida torna-se, assim, semelhante à do Filho de Deus, que é sacerdote para sempre.

4Notem como este Melquisedeque foi uma figura importante: Foi a ele que o patriarca Abraão deu a décima parte dos despojos. 5Agora, aos sacerdotes descendentes de Levi é-lhes ordenado, pela Lei de Moisés, cobrar a décima parte de tudo ao povo, mesmo que sejam descendentes de Abraão. 6Contudo, Melquisedeque que nem tinha nada a ver com Levi, recebeu o dízimo de Abraão e abençoou-o, sendo este quem tinha já recebido as promessas de Deus. 7Sem sombra de dúvida, a pessoa que tem o poder de abençoar é sempre maior do que a pessoa que é abençoada.

8Lembremos que os sacerdotes judaicos, que recebiam os dízimos do povo, eram simples mortais; porém de Melquisedeque não nos é dito que tenha morrido. 9Poderemos ainda dizer que o próprio Levi, o antecessor dos sacerdotes que cobram os dízimos, pagou ele próprio o dízimo a Melquisedeque na pessoa de Abraão, seu antecessor. 10Pois, embora Levi não fosse ainda nascido, a semente dele estava nos lombos de Abraão, quando Melquisedeque lhe cobrou o dízimo.

O sacerdócio eterno de Jesus

11Se os sacerdotes levitas fossem capazes de nos salvar, pois foi através deles que o povo recebeu a Lei, que necessidade haveria que aparecesse outro sacerdote à semelhança de Melquisedeque e não da descendência de Aarão?

12Se houve uma mudança de sacerdote é porque houve também, necessariamente, uma mudança de Lei. 13-14Como é sabido, Cristo pertencia à tribo de Judá, da qual nunca Moisés falou a propósito de sacerdócio, e da qual também nunca houve ninguém que tivesse prestado serviço sacerdotal no altar. 15Fica assim claro que foi instituído um novo sacerdote, à semelhança de Melquisedeque, que se tornou sacerdote, 16não segundo a sucessão da tribo de Levi, mas segundo o poder que deriva da vida que jamais findará! 17E o Salmista salienta este facto quando diz a respeito de Cristo:

“Tu és sacerdote para sempre,

à semelhança de Melquisedeque.”7.17 Sl 110.4.

18Portanto, o antigo sistema de sacerdócio foi anulado, porque era inútil e sem capacidade para salvar. 19Na verdade, a Lei nunca tornou ninguém justo. Mas agora é bem melhor a nossa esperança de chegar a Deus.

20Além disso, é preciso não esquecer que foi com um juramento que Deus fez de Cristo um sacerdote eterno. 21E isso não aconteceu com nenhum dos sacerdotes levitas. Só de Cristo está escrito:

“O Senhor jurou e nunca há de alterar o seu intento:

‘Tu és sacerdote para sempre.’ ”7.21 Sl 110.4.

22Eis a razão por que Cristo nos pode garantir uma aliança com o seu Pai muito melhor do que a anterior.

23No sistema antigo foi preciso que muitos sacerdotes se sucedessem; a morte impedia-os de permanecer para sempre. 24Mas Jesus vive para sempre e, por isso, é permanentemente sacerdote. 25Portanto, pode salvar perfeitamente todos os que por ele se chegam a Deus, vivendo eternamente para interceder junto de seu Pai a favor deles.

26Era um sumo sacerdote assim que nos convinha: santo, irrepreensível, sem nunca ter sido manchado pelo pecado, separado dos pecadores; e foi-lhe dado o lugar de maior honra no céu. 27Ele não precisa, como os outros sacerdotes, de oferecer sacrifícios diários, primeiro pelos seus próprios pecados e depois pelos do povo, como os outros sumos sacerdotes. Mas Jesus sacrificou-se pelos pecados do povo, uma vez por todas, quando se ofereceu a si mesmo em sacrifício na cruz. 28Os sumos sacerdotes instituídos pelo antigo sistema da Lei eram homens imperfeitos, mas aquele que Deus mais tarde nomeou com um juramento solene é o seu Filho, perfeito para sempre.

Vietnamese Contemporary Bible

Hê-bơ-rơ 7:1-28

Thầy Tế lễ Mên-chi-xê-đéc

1Mên-chi-xê-đéc làm vua nước Sa-lem, cũng là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao. Vua đã tiếp đón Áp-ra-ham khi ông kéo quân khải hoàn để chúc phước lành cho ông. 2Áp-ra-ham dâng lên vua một phần mười chiến lợi phẩm. Mên-chi-xê-đéc có nghĩa là “vua công chính,” lại làm vua của Sa-lem, nên cũng là “vua hòa bình.” 3Vua không có cha mẹ, không tổ tiên, cũng không có ngày sinh ngày mất, nên vua giống như Con Đức Chúa Trời, làm thầy tế lễ đời đời.

4Mên-chi-xê-đéc thật cao trọng, vì Áp-ra-ham đã dâng cho vua một phần mười chiến lợi phẩm. 5Sau này, con cháu Lê-vi làm thầy tế lễ, chiếu theo luật pháp, được thu nhận phần mười sản vật của dân chúng. Dân chúng với thầy tế lễ đều là anh chị em, vì cùng một dòng họ Áp-ra-ham. 6Nhưng Mên-chi-xê-đéc, dù không phải là con cháu Lê-vi, cũng nhận lễ vật phần mười của Áp-ra-ham và chúc phước lành cho ông là người đã nhận lãnh lời hứa của Chúa. 7Ai cũng biết người chúc phước bao giờ cũng lớn hơn người nhận lãnh.

8Các thầy tế lễ dù không sống mãi, vẫn được thu lễ vật phần mười, huống chi Mên-chi-xê-đéc là người được xem là bất tử. 9Ta có thể nói Lê-vi—tổ phụ các thầy tế lễ là những người được thu lễ vật—cũng đã hiệp với Áp-ra-ham dâng lễ vật cho Mên-chi-xê-đéc. 10Vì khi Áp-ra-ham gặp Mên-chi-xê-đéc, Lê-vi còn ở trong lòng tổ phụ.

11Nếu công việc của các thầy tế lễ dòng họ Lê-vi đã hoàn hảo và có thể cứu rỗi chúng ta, sao phải cần một thầy tế lễ khác, theo dòng Mên-chi-xê-đéc chứ không theo dòng A-rôn, họ Lê-vi? Luật pháp ban hành cho người Do Thái được xây dựng trên chức quyền của thầy tế lễ.

12Vậy, một khi thay đổi chức tế lễ, hẳn cũng phải thay đổi luật pháp.

13Vì thầy tế lễ mà chúng ta nói đến lại thuộc về một đại tộc khác, trong đai tộc đó chưa từng có ai phục vụ nơi bàn thờ như thầy tế lễ. 14Ý tôi là, Chúa chúng ta đến từ đại tộc Giu-đa, và Môi-se cũng không giao việc tế lễ gì cho đại tộc ấy.

Chúa Cứu Thế Giống Mên-chi-xê-đéc

15Sự thay đổi càng nổi bật khi một thầy tế lễ khác xuất hiện, giống như Mên-chi-xê-đéc. 16Thầy tế lễ này được tấn phong không theo luật lệ cổ truyền, nhưng do quyền năng của đời sống bất diệt. 17Vì Thánh Kinh chép:

“Con làm Thầy Tế Lễ đời đời theo dòng Mên-chi-xê-đéc.”7:17 Thi 110:4

18Luật lệ cổ truyền về chức tế lễ đã bị bãi bỏ vì suy yếu và vô hiệu. 19Luật pháp Môi-se cũng chẳng đem lại điều gì hoàn hảo. Nhưng hiện nay, chúng ta có niềm hy vọng cao cả hơn, nhờ đó chúng ta được đến gần Đức Chúa Trời.

20Điều này đã được xác lập bằng một lời thề. Con cháu A-rôn được trở nên thầy tế lễ mà không có lời thề nào cả, 21nhưng Chúa Giê-xu đã được lập lên bằng lời thề. Vì Đức Chúa Trời đã phán với Ngài:

“Chúa Hằng Hữu đã thề và sẽ không bao giờ thay đổi:

‘Con làm Thầy Tế Lễ đời đời.’”7:21 Thi 110:4

Suốt cả lịch sử, không một thầy tế lễ nào được Đức Chúa Trời thề hứa như thế. 22Do đó, Chúa Giê-xu đủ điều kiện bảo đảm chắc chắn cho giao ước tốt đẹp hơn.

23Trước kia phải có nhiều thầy tế lễ, cha truyền con nối, để tiếp tục nhiệm vụ. 24Nhưng Chúa Giê-xu sống vĩnh cửu nên giữ chức tế lễ đời đời chẳng cần đổi thay. 25Do đó, Chúa có quyền cứu rỗi hoàn toàn những người nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho họ.

26Chúa Giê-xu là Thầy Thượng Tế duy nhất đáp ứng được tất cả nhu cầu của chúng ta. Ngài thánh khiết, vô tội, trong sạch, tách biệt khỏi người tội lỗi, vượt cao hơn các tầng trời. 27Ngài không giống các thầy thượng tế Do Thái phải dâng sinh tế hằng ngày, trước vì tội họ, sau vì tội dân chúng. Nhưng Ngài hiến thân làm sinh tế chuộc tội, một lần là đủ. 28Trước kia, luật pháp Môi-se bổ nhiệm những người bất toàn giữ chức thượng tế lễ. Nhưng sau này, Đức Chúa Trời dùng lời thề bổ nhiệm Con Ngài, là Đấng trọn vẹn đời đời.